Không phải ngành ngân hàng mà các ngành khác đều có những câu hỏi chuyên môn khiến bạn không khỏi bất ngờ hoặc lúng túng khi phỏng vấn với nhà tuyển dụng. Với nội dung bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn các những câu hỏi phỏng vấn hay nhất trong ngành ngân hàng, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong cuộc phỏng vấn sắp tới.
Nếu bạn ứng tuyển vị trí kế toán trưởng thì đây là câu hỏi mà bạn không thể thoát khỏi khi phỏng vấn. Đây là câu hỏi thuộc nhóm tình huống mà nhà tuyển dụng có thể sẽ đặt ra với mục đích kiểm tra trình độ và kỹ năng xử lý tình huống của bạn. Đầu tiên, hay thể hiện bạn là người lắng nghe khách hàng. Sau đó, đưa ra các giải pháp giải quyết hợp lý nhất cho khách hàng.
Câu trả lời gợi ý: Trước hết tôi sẽ lắng nghe những phản ánh của khách hàng về sự việc. Sau khi khách hàng trình bày và nguôi giận thì tôi sẽ xin lỗi vì sự cố này. Bên cạnh đó, tôi sẽ hỏi thêm một số thông tin liên quan như “Bác tới thực hiện giao dịch vào ngày nào?”, “Bác có thể cho cháu biết hôm đó nhân viên nào đã làm việc với bác không ạ?”. Và hỏi cụ thể nội dung của sự nhầm lẫn. Sau đó, sẽ xin phép khách hàng thời gian để liên hệ với nhân viên đó để làm rõ thông tin. Sau khi xác định, nếu giao dịch viên đúng thì tôi sẽ giải thích cho khách hàng hiểu về các chính sách của ngân hàng. Trong trường hợp nhân viên sai thì tôi sẽ xin lỗi và khắc phục cũng như giải quyết hậu quả của nhầm lẫn.
Đây là thuộc dạng câu hỏi khó trong bộ câu hỏi phỏng vấn trong ngành tài chính ngân hàng, đặc biệt là với những ai chưa có kinh nghiệm. Câu trả lời tốt hay không còn phụ thuộc vào cách xử lý, sự khéo léo và kinh nghiệm của bạn.
Câu trả lời gợi ý: tôi sẽ mời khách hàng vào phòng VIP để trao đổi. Sau đó đánh vào những khó khăn, bất lợi khi họ tiến hành rút tiền và chuyển sang ngân hàng khác. Một số khó khăn, rắc rối tôi sẽ đưa ra như: thủ tục rườm rà, mất thời gian. Hay số tiền lãi suất chênh lệch giữa 2 ngân hàng không nhiều cũng như đưa ra số tiền cụ thể. Bên cạnh đó, tôi sẽ giải thích cho khách hàng hiểu, khi chuyển sang ngân hàng khác có thể họ không còn là VIP. Vì thế, họ có thể mất đi nhiều phúc lợi, không được tặng quà và tham gia chương trình chăm sóc định kỳ… Trường hợp, khách hàng VIP khăng khăng rút tiền thì tôi vẫn sẽ gọi điện, gửi email thăm hỏi và giới thiệu các tiện ích của ngân hàng mình để câu khách trở lại.
Đây là câu hỏi thuộc dạng kiểm tra kiến thức khá khó trong bộ câu hỏi phỏng vấn tài chính ngân hàng. Để trả lời được câu hỏi này bạn cần nắm vững được các kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ trong công việc. Đặc biệt là các kiến thức về quản lý rủi ro tín dụng và các mô hình quản lý rủi ro tín dụng.
Câu trả lời gợi ý: Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình nhận dạng, phân tích các rủi ro và đo lường được mức độ rủi ro. Từ đó lựa chọn triển khai được các biện pháp và quản lý các hoạt động tín dụng với mục đích hạn chế và loại trừ thấp nhất các rủi ro trong quá trình cấp tín dụng. Mô hình quản lý rủi ro tập trung làm rõ sự tách biệt giữa 3 yếu tố: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Điểm mạnh của mô hình này là:
Quản lý rủi ro một cách có hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng. Đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài trên thị trường tài chính.
Thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý. Từ đó nâng cao chất lượng đo lường giám sát rủi ro.
Xây dựng một chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống.
Tuy nhiên mô hình này sẽ tồn tại một số điểm yếu như:
Đòi hỏi phải có sự đầu tư nhiều công sức và thời gian
Đội ngũ cán bộ không chỉ cần nắm vững kiến thức cần thiết mà còn phải biết áp dụng lý thuyết với thực tiễn.
Ý kiến bạn đọc