Xem thêm: Tỷ lệ kèo nhà cái
4-4-2 làm mưa làm gió một thời ở châu Âu, và dần bị thay thế bởi 4-3-3, 4-2-3-1. Không có một tài liệu chính xác nào về mốc thời gian sơ đồ 4-4-2 ra đời, nhưng thời kỳ hoàng kim nhất của sơ đồ này là những năm 80 của thế kỷ trước. Rất nhiều đội bóng đã áp dụng sơ đồ này và đạt được những thành tựu vĩ đại như AC Milan dưới thời của Arrigo Sacchi (1987-1991) à Fabio Capello, Manchester United của Sir Alex Ferguson với hàng chục danh hiệu lớn nhỏ. Đây là sơ đồ có thể khai thác khả năng của những trung phong điển hình, những sát thủ trong vòng cấm như Ruud Van Nistelrooy, Filippo Inzaghi, Van Basten, Diego Costa…
Cùng tìm hiểu kỹ hơn về sơ đồ chiến thuật 4-2-2 nhé!
Sơ đồ 4-4-2 được đánh giá là chiến thuật tạo nên sự cân bằng cho cả hai tuyến tấn công và phòng ngự bởi lẽ nó được bố trí gồm 4 hậu vệ, 4 tiền vệ và 2 tiền tạo. Cụ thể:
Trong sơ đồ này, tiền đạo đóng vai trò hộ công sẽ được bố trí ở giữa hàng tiền vệ và tiền đạo trung phong. Tiền đạo hộ công sẽ là người tạo đột biến cũng như thu hút đối thủ theo người. Ngoài ra, đây còn là nhân tố sẵn sàng kiến tạo cho trung phong cắm và lúc cần thiết vẫn dứt điểm như một trung phong thực thụ.
Bên cạnh đó, trong sơ đồ này, 2 tiền vệ cánh và hậu vệ cánh có vai trò phối hợp tạo ra những pha tấn công biên, sẵn sàng gây đột phá để tấn công khung thành đối phương bất cứ lúc nào.
Ưu điểm đầu tiên phải kể đến chính là việc sử dụng cùng lúc 2 tiền đạo sẽ giúp giảm tải áp lực tấn công cho các tiền vệ bên dưới. Yêu cầu cho vị trí tiền đạo này là cần có bộ đôi ăn ý, kỹ thuật tốt.
Ưu điểm kế tiếp của đội hình 4-4-2 chính và việc sử dụng 2 tiền vệ cánh và 2 hậu vệ cánh giúp gia tăng sức mạnh ở 2 biên, khả năng tạo ra nhiều nguy hiểm khiến đối phương vất vả chống đối. Những pha tạt bóng từ hai biên khi kết hợp với trung phong cắm cao lớn, tranh chấp bóng tốt sẽ tạo ra nhiều cơ hội ghi bàn hơn cho đội bóng.
Một ưu điểm khác của đội hình chiến thuật 4-4-2 chính là sự trải đều cầu thủ theo chiều ngang. Điều này giúp đội bóng dễ dàng kéo dãn đội hình của đối thủ, nhờ đó tăng cường khả năng phòng thủ cũng như tạo áp lực nhiều hơn lên hàng thủ của đội bạn trong các cuộc tấn công.
Mặc dù có nhiều ưu điểm nổi bật, song đội hình 4-4-2 cũng còn tồn tại nhiều nhược điểm cố hữu, khó khắc phục. Đây chính là nguyên nhân khiến cho sơ đồ chiến thuật này dần bị thay thế bởi những sơ đồ chiến thuật khác chặt chẽ, linh hoạt, đem lại hiệu quả tốt hơn.
Ưu điểm đầu tiên của sơ đồ 4-4-2 chính là thiếu sự linh hoạt. Tuyến tiền vệ sẽ phải đảm nhận hai vai trò là tấn công và phòng thủ khiến cho các cầu thủ nhanh chóng bị suy giảm thể lực, dẫn đến mất tập trung khi thi đấu.
Nhược điểm khác của đội hình 4-4-2 nằm ở việc thực hiện nhiều đợt tấn công cánh. Đây vừa là điểm mạnh cũng là điểm yếu của đội hình bởi khi các tiền vệ và hậu vệ cánh mải mê tấn công sẽ lơ là phòng bị. Lúc này nếu đối phương cướp được bóng và triển khai tấn công thì chắc chắn sẽ tạo ra những đợt sóng gió cho khung thành đội nhà.
Như vậy, dù sở hữu rất nhiều điểm nổi bật song đội hình 4-4-2 không còn được yêu thích bởi các huấn luyện viên bóng đá trong thời hiện đại. Chính điều này đã khiến cho sơ đồ 4-4-2 không còn hoặc chuyển sang một biến thể khác hiện đại hơn. Mặc dù thế cũng không thể phủ nhận rằng, sơ đồ 4-4-2 đã để lại nhiều trận cầu mãn nhãn trong lịch sử bóng đá thế giới.
Tham khảo: https://thethaoso.cc/chien-thuat-442-ke-dang-gom-da-di-vao-di-vang.html
Ý kiến bạn đọc